Vọng Cổ Lan Và Điệp 7

Tác giả: Trường Nguyên
Lan ơi mong em hãy hiểu cho anh mà đừng hờn trách.
Anh không phải là người lộc lừa dối gian.
Chuyện ngày xưa anh mãi khắc ghi trong lòng.
Nhưng người ta đã nhẫn tâm chia lìa duyên thắm.

Đoạn khúc lam giang.
Lan đừng buồn Lan ơi
Anh phải đâu là người dối gian.
Thề xưa khắc ghi trong lòng.
Do thói đời nên tình ngăn lối.
Vì lòng người hiểm sâu
Đã nhẫn tâm hại đời anh đây.
Men nồng ấm êm vòng tay.
Không phải anh vong tình.
Mà người ta sắp bày cách ngăn.

Lan buồn lòng anh đau
Em hãy nghe anh
Anh sẽ giãy bày
Một lần rồi thôi.
Lan hiểu dùm anh.
Là bạn của cha anh có ngờ
Người ta nở nào tìm anh thế vào.
Bầu ai lớn dần.

Biết tính sao đây khổ thật nhiều.
Người ta tính toan anh nào hay biết.
Đến khi anh hiểu duyên lỡ rồi còn đâu.
Lỡ duyên ban đầu tội này anh mang
Làm Lan khổ đau

Vọng cổ
Câu 5:
Lan ơi anh không phải ham giàu sang mà
quên hết tình xưa nhưng do thói đời còn nhiều ngang trái.
Vì lòng người hiểm sâu trong men rượu nồng say
đã ngăn cách tình ta mỗi đứa một con... đường.
Em hãy nghe anh, anh sẽ giãy bày.
Anh không phải là người lộc lừa gian dối.
Ham giàu sang mà phụ bỏ tình Lan.
Là bạn của cha anh có ngờ đâu
Người ta đã tính toan nhưng anh nào hay nào biết.
Tìm anh thế vào khi bầu ai đang lớn.
Đến khi anh hiểu thì duyên đã lỡ rồi.

Vọng kim lang
Biết tính sao đây
Ôi khổ đau thật nhiều
Đã lỡ duyên nhau rồi
Anh đành làm khổ đời Lan.
Cớ sao hóa công sắp bày
Ông nỡ nào cách chia tình ta.

Sang giàu nhưng mà anh nào hạnh phúc.
Sống như chết rồi.
Còn đâu mà ước với mơ.
Yêu Lan thủy chung muôn đời.
Nay tan tành khói mây mà thôi.
Mong Lan hãy hiểu cho lòng.
Điệp tròn đời chỉ yêu mình Lan.

Về câu 6:
Lan ơi, tội tình chi em phải đày đọa tuổi xuân.
Khoác áo nâu sòng vào chốn thiền môn bên mõ sớm chuông chiều.
Chùa xa chuông đổ bay theo gió.
Chiều tan trường về Lan đón anh.
Ước mơ hai đứa chung một con đường.
Nhưng nay đã xa rồi con gì nữa đâu.
  • Nghe nhạc
Bài hát này chưa có nhạc nghe.
Xem Video
Muốn đăng video của bạn? Đóng góp video

Ý KIẾN BÌNH LUẬN

Người đăng: Trường Nguyên
Người sửa: Trường Nguyên
Bài này đã được xem 856 lần.
  • Hình số:
  • 1
  • |
  • 2
  • |
  • 3
  • |
  • 4