Tiểu sử nhạc sĩ Trúc Phương
Trúc Phương (1939-1996) là một nhạc sĩ nhạc vàng của miền Nam trước 1975. Ông sống dưới thời Việt Nam Cộng hòa và đã vi...
Xem thêm
Tiểu sử nhạc sĩ Trúc Phương
Trúc Phương (1939-1996) là một nhạc sĩ nhạc vàng của miền Nam trước 1975. Ông sống dưới thời Việt Nam Cộng hòa và đã viết những ca khúc ca ngợi những người lính của quân đội trong chế độ này.
Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ với ty Thông tin Tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn.
Trúc Phương bắt đầu viết nhạc và lập nghiệp luôn ở đó. Bản nhạc đầu tay của Trúc Phương là bản Chiều cuối tuần và Nửa đêm ngoài phố viết vào cuối thập niên 1950. Bản nhạc Tàu đêm năm cũ của Trúc Phương được viết vào đầu 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính phủ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh là phải dời những người Nam ra ngoài miền Trung làm việc và những người Trung vào miền Nam làm việc để tránh sự móc nối với người Việt Minh thân thuộc nơi bà con.
Sau 1975, Trúc Phương ở lại và sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông có vượt biên một lần năm 1979 nhưng không thành công. Những năm đó không rõ làm nghề gì và cũng ít có nhạc phẩm được phổ biến để nhắc nhở tên ông.
Ông tiếp tục cuộc sống thầm lặng tới năm 1996 thì âm thầm ra đi, để lại cho đời những khúc nhạc buồn như chính cuộc đời ông, phản ảnh nhiều nỗi niềm khắc khoải của đám đông thanh niên thời chiến, những thập niên 1960 - 1970. Ông đã sống qua một thời vàng son của văn nghệ miền Nam.
Trúc Phương có một số lượng sáng tác rất lớn, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950 và được phổ biến nhất trong suốt thập niên 1960 và sau này tại hải ngoại như: Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói đời, Hai lối mộng, Kẻ ở miền xa...
Nhiều nữ ca sĩ thành danh nhờ trình bày những tác phẩm của ông như trường hợp của Thanh Thúy....
Thu gọn